Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

liệu 300 triệu có thay đổi được đất nước

Liệu 300 triệu đô la có giúp cải thiện được hình ảnh đất nước?!

————————————
4
Mấy ngày gần đây, dư luận bắt đầu rôm rả bàn tán về đề nghị của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) theo đó có thể sẽ phải chi 300 triệu đô la (kế hoạch ban đầu là 150 triệu đô la) để tổ chức ASIAD 18, một đại hội thể thao tầm cỡ khu vực, được tổ chức bốn năm một lần. Lợi gì, hại gì là những điều mà dư luận đang quan tâm và đặt câu hỏi.
Những lý do được đưa ra để biện minh cho dự án rất nhiều nhưng có thể chung qui lại một số lý do sau:[1]
- Cơ hội để tôn vinh Việt Nam, khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế,
- Trình độ vận động viên, huấn luyện viên và các nhà quản lý nhờ có sự kiện này mà có điều kiện trưởng thành, trình độ sẽ chạm tới đấu trường châu lục,
- Phát triển du lịch phát triển hàng không, nâng cao dịch vụ ngân hàng, khách sạn.
Đành rằng không thể phủ nhận những khía cạnh tích cực khi tổ chức sự kiện thể thao tầm cỡ khu vực này. Tuy nhiên, cái giá phải trả quá cao khiến không ít người bày tỏ quan ngại:
- Kinh nghiệm của một số nước tổ chức ASIAD gần đây cho thấy số tiền bỏ ra lên đến hàng trăm triệu, hàng tỷ đô la chứ không chỉ vỏn vẹn 150 triệu như dự toán ban đầu hay thậm chí 300 triệu như tính toán của một số bộ ngành.
- Kinh nghiệm tổ chức SEA Games 22 cho thấy rất nhiều cơ sở vật chất được xây dựng phục vụ sự kiện này đang xuống cấp trầm trọng vì không được liên tục sử dụng hoặc sử dụng sai công năng (làm quán nhậu, cho thuê mặt bằng…)
OLYMPUS DIGITAL CAMERA
Lớp học vùng cao
Cũng có không ít người tỏ vẻ hoài nghi:
- Liệu chỉ với một lần tổ chức ASIAD như thế hình ảnh đất nước có thể được nâng lên? Phải chăng chỉ có tổ chức thể thao thì mới giúp cải thiện hình ảnh đất nước? Còn các lĩnh vực khác thì sao?
- SEA Games 22 có thật sự giúp cải thiện hình ảnh một đất nước Việt Nam thân thiện, phát triển khi mà có hàng loạt sai phạm trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất cho SEA Games, hàng loạt những công trình hoàn tráng đang ẩm mốc, nứt nẻ và bị trùm mền sao SEA Games?
- Một đại hội thể thao hoành tráng, rực rỡ sắc màu có thể phủ lấp được câu chuyện lật cầu treo, câu chuyện vượt suối bằng bao nilông vừa qua hay không?
- Một ASIAD tầm cỡ khu vực sẽ tô vẽ cho bức tranh Việt Nam ra sao khi những câu chuyện như: bảo mẫu đánh đập trẻ em, hôi bia, tranh cướp nhau tại các buổi tiệc Buffet, chôm đồ ở siêu thị nước ngoài, buôn lậu sừng tê giác… được đăng tải tràn lan trên không ít tờ báo quốc tế với biết bao lời bình miệt thị và coi thường?
Ngheo-khong-phai-so-phan-3_1307610338
Thiết nghĩ, hình ảnh của một đất nước có được cải thiện hay không, có được bạn bè quốc tế yêu mến hay không chẳng cốt ở chuyện bỏ ra bao nhiêu triệu triệu, tỷ tỷ đô la nhưng quan trọng hơn… cốt ở cái nếp sống đẹp của những con người trong đất nước ấy, cốt ở cái môi trường xã hội, giáo dục, y tế, và tâm linh mà đất nước ấy kiến tạo nên v.v.
Singapore đã có lần nói không với ASIAD vì xét thấy cần phải dành ngân sách cho những vấn đề khác cấp bách và quan trọng hơn.
Liệu chúng ta có dám nói không như Singapore như phát biểu rất thẳng thắn của ông Nguyễn Sỹ Cương, Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội: “quan điểm của tôi là Việt Nam xin rút, nên cân nhắc thà chịu phạt còn hơn lãng phí đầu tư một lần rồi thôi.”[2]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét